Kịch mini mở màn dự án ủng hộ thực hành sân khấu tại TP.HCM
Ngày 2.2, trung tá Nguyễn Tấn Vạn, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát giao thông (CSGT) Đồng Phú Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Phước cho biết vừa phát hiện, xử lý 3 nam thanh niên điều khiển xe gắn máy vì có hành vi dán, che biển số xe máy khi đi trên quốc lộ 14.Trước đó, chiều 1.2, trong quá trình tuần tra, kiểm soát, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, Trạm CSGT Đồng Phú đã phát hiện 3 trường hợp điều khiển xe máy có hành vi che, dán biển số nhằm mục đích tránh bị xử phạt trong lúc tham gia giao thông.Cụ thể, lực lượng chức năng đã phát hiện tài xế Dương Tiến B. (25 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Tháp) điều khiển xe máy BS 66F1-9855 lưu thông trên quốc lộ 14 có hành vi sử dụng khẩu trang y tế dán lên biển số xe; tài xế Dương Chung H. (22 tuổi, ngụ tỉnh Bình Phước) điều khiển xe máy BS 62N1-7265 sử dụng băng ken đen dán lên biển số xe và tài xế Nguyễn Tuấn P. (20 tuổi, ngụ tỉnh Đắk Lắk) điều khiển xe máy BS 47F1-495.27 dùng băng keo, giấy che biển số xe khi lưu thông trên quốc lộ 14. Cả 3 trường hợp trên đã bị lực lượng CSGT lập biên bản xử phạt với mức phạt 5 triệu đồng/trường hợp, đồng thời trừ 6/12 điểm giấy phép lái xe trong 1 năm.Trao đổi với Thanh Niên, thượng tá Trần Hữu Dũng, Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Phước cho biết, với tinh thần "xuyên đêm, xuyên tết", thượng tôn pháp luật "không có vùng cấm, không có ngoại lệ", lực lượng CSGT toàn tỉnh đã triển khai các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông phục vụ người dân vui chơi, du xuân, đồng thời kiểm soát chặt, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm luật Giao thông đường bộ.Kết quả trong 9 ngày nghỉ tết từ 25.1 đến sáng 2.2 (mùng 5 tết), lực lượng chức năng đã xử lý 696 trường hợp vi phạm nồng độ cồn (trong đó 678 xe máy, 18 xe ô tô các loại); 1.008 trường hợp vi phạm lỗi tốc độ, 14 trường hợp không chấp hành tín hiệu đèn giao thông và 6 trường hợp dương tính với ma túy.Người trẻ muốn làm việc tốt tại Nhật Bản thì 'bỏ túi' những bí quyết này...
Giờ đây, cúng tất niên không còn gói gọn trong mỗi gia đình, mà mở rộng quy mô hơn với các công ty, doanh nghiệp gia đình… với cách tổ chức, nội dung cũng khác nhau.PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, Giảng viên cao cấp Viện Phát triển năng lực lãnh đạo Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết, tất niên được xem như một phong tục giao tiếp hay một nghi lễ để gói ghém, tổng kết thành quả một năm đã qua, bao gồm cả việc làng nghề, kinh doanh, việc đồng áng, công tác, học tập… để chuẩn bị nghỉ tết. Do vậy, tất niên cũng là dịp các tổ chức, công ty tổng kết công việc, thành quả, hạn chế, rút ra kinh nghiệm năm tiếp theo.Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, trong văn hóa dân gian người Việt Nam xưa, tất niên ngoài mục đích tổng kết thành quả lao động trong năm còn là lễ tạ ơn đất trời, thần thánh, đặc biệt là tổ nghề. Các nhóm ngành nghề truyền thống cũng chọn dịp này cúng tổ nghề như cách để những người làm nghề tôn vinh giá trị truyền thống của chính ngành nghề mình, gắn kết người làm nghề với cái thiêng liêng truyền thống nghề, giáo dục thế hệ trẻ biết yêu quý và giữ lửa cho làng nghề.Ông Thơ cũng cho biết thêm, lễ tất niên trong các cơ quan, công ty ngày nay thường được tổ chức vào những ngày làm việc cuối năm, trước khi nghỉ tết. Đó là dịp mọi người họp mặt, tổng kết và ăn mừng thành quả lao động sau một năm làm việc. Nhiều đơn vị tổ chức thưởng cho người có thành tích xuất sắc, động viên thành viên còn lại, tiến hành chi thưởng tết. Tục tất niên ngày nay không còn gói gọn ở ý nghĩa tạ ơn trời đất hay tổ nghề mà mở rộng ra ở bình diện xã hội, trở thành dịp giao tiếp và củng cố các mối quan hệ, tình đoàn kết cơ quan, đơn vị, cũng là dịp bạn bè, đồng nghiệp ngồi lại cảm ơn nhau để gắn kết hơn.Trong gia đình, cúng tất niên ngày cuối năm là một nghi lễ quan trong để giáo dục truyền thống gia đình. Dịp này các thành viên gia đình tranh thủ về nhà đoàn tụ, cùng chung tay sửa soạn các mâm cúng, trước làm lễ tạ ơn trời đất, thần thánh đã bảo hộ và ban phúc lành suốt năm qua, thỉnh rước ông Táo và tổ tiên về ăn tết với gia đình, sau là giáo dục con cháu biết trân quý hạnh phúc gia đình, biết gìn giữ gia phong, đạo hiếu và tôn ti trật tự gia đình, biết trân quý thành quả lao động cá nhân và gia đình, biết san sẻ yêu thương và tinh thần trách nhiệm giữa các thành viên gia đình với nhau. Cứ như thế, cúng tất niên ngày cuối năm ở gia đình trở thành phong tục đẹp, được mỹ hóa và biểu trưng hóa với nhiều hình ảnh sống động như bếp lửa hồng với nồi bánh chưng - bánh tét, hình ảnh gia đình quần tụ trang hoàng bàn thờ tổ tiên hay làm các món ăn cúng lễ...Theo các tài liệu, gia đình Việt ngày trước hay gom chung mâm cúng tất niên với mâm cúng mời ông bà về ăn tết nên sẽ tổ chức vào ngày cuối cùng của năm, nghĩa là ngày 30 tháng chạp hoặc 29 đối với tháng thiếu. Sau này, vì để gia tăng gắn kết xã hội, người ta có thể mời người quen đến cùng tham dự tất niên, lễ cúng tất niên mỗi nhà vì thế cũng linh động hơn. Theo TS Dương Hoàng Lộc, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo - Đạo đức, Trường ĐH KHXH&NV (Đại học Quốc gia TP.HCM), khi cúng tất niên, các thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau với các món ăn truyền thống. Qua buổi tất niên, mọi người tâm sự, củng cố mối quan hệ gắn kết trong gia đình, bỏ qua cho nhau những chuyện hiểu lầm, không vui. Thông thường, mâm cúng tất niên sẽ có mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà bánh chưng hoặc bánh tét. Các món ăn truyền thống ngày tết được bày biện đẹp mắt."Mâm cúng tất niên có nhà cúng chay, nhà cúng mặn nhưng đều thể hiện được sự phong phú trong đời sống tinh thần. Trước là để thể hiện lòng hiếu kính với ông bà tổ tiên, người thân đã khuất trong gia đình, sau là để các thành viên ngồi ôn lại năm qua, động viên nhau trong năm mới, qua đó tạo nên không khí đầm ấm trong gia đình. Mâm cúng không cần quá cầu kỳ, quan trọng là lòng thành", TS Dương Hoàng Lộc chia sẻ.Thượng tọa Thích Trí Chơn, Phó trưởng ban Văn hóa GHPGVN, Trưởng ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, viện chủ tu viện Khánh An (Q.12, TP.HCM) cho hay, khi cúng, chúng ta nên dâng hương bằng 2 tay để bày tỏ niềm tôn kính."Nén hương hay còn gọi nén nhang thường có mùi thơm, mang ý nghĩa biểu tượng về phẩm hạnh của một con người thơm thảo. Khi dâng hương chúng ta thường đốt 3 nén, nén thứ nhất là biểu tượng cho nhân phẩm, đạo đức, lối sống của mình; nén thứ hai nói đến tâm tĩnh lặng, sự tập trung, tâm ý của mình và nén thứ ba là trí tuệ nhận thức của mình dâng lên Phật, bồ tát hay tiên tổ ông bà", thượng tọa Trí Chơn phân tích.
Nhận dạng tàu cá Trung Quốc - Kỳ 6: Lần mò xuống Trường Sa
Tại MWC (Mobile World Congress - Triển lãm di động toàn cầu) đang diễn ra ở Barcelona (Tây Ban Nha), Xiaomi, Honor, Oppo và các nhà sản xuất điện thoại Trung Quốc khác đã giới thiệu loạt smartphone AI (trí tuệ nhân tạo) mới nhất. Điểm chung của những model này là đều tập trung vào các tính năng được phát triển từ mô hình Gemini của Google. Theo SCMP, tại triển lãm công nghệ hướng đến khách hàng toàn cầu, các thương hiệu này đều nhấn mạnh đến các công cụ như "xóa ảnh bằng AI" hoặc "trợ lý AI" có thể tìm kiếm lịch trình, đặt chỗ nhà hàng, nhắc lịch... Theo Nicole Peng, Phó chủ tịch cấp cao tại Canalys, các nhà sản xuất Trung Quốc đã chọn hợp tác với Google vì năng lực "toàn diện" của gã khổng lồ công nghệ Mỹ. Họ không chỉ sở hữu hệ sinh thái rộng về ứng dụng mà phần cứng và cơ sở hạ tầng của Google cũng đảm bảo việc tích hợp AI vào smartphone được liền mạch."Nhiều nhà sản xuất Trung Quốc nhận ra họ cần đối tác để thúc đẩy mọi thứ ở nước ngoài. Đây cũng là cách Samsung đưa AI lên smartphone, thay vì tự phát triển mô hình riêng để tạo khác biệt", Peng nhận định. Vị này nói thêm, hiện tại các nhà sản xuất smartphone cũng không có nhiều lựa chọn. Cuối cùng, trong cuộc đua AI Phone, Google sẽ là người được lợi nhiều nhất. Trên dòng Galaxy S25, Samsung đã thay thế trợ lý AI mặc định Bixby bằng Google Gemini. Thao tác nhấn giữ nút nguồn quen thuộc để gọi trợ lý do Samsung phát triển giờ đây sẽ gọi ra Gemini thay vì Bixby.Đổi lại, Google cũng liên tục cập nhật Gemini để trợ lý này thông minh hơn, thực hiện được nhiều tác vụ đa phương. Ví dụ người dùng có thể tìm đường đến một địa điểm du lịch, đặt bàn trước tại nhà hàng trên đường đi rồi gửi lịch trình cho bạn bè chỉ bằng một câu lệnh.
Chịu ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mới, đỉnh Fansipan đã chính thức đón đợt tuyết rơi đầu tiên của năm mới Ất Tỵ vào ngày 26.1.2025. Càng về đêm, nhiệt độ tiếp tục giảm sâu, tuyết rơi dày hơn và đến sáng 27.1, cả một vùng rừng Hoàng Liên từ độ cao 2.800 mét đến đỉnh Fansipan đã được phủ một lớp tuyết trắng tinh khôi.Cảnh tượng ngoạn mục khi cả không gian rộng lớn của nóc nhà Đông Dương chìm trong lớp tuyết trắng khiến nhiều du khách không khỏi xuýt xoa, trầm trồ. Tuyết phủ lên Đại tượng Phật A Di Đà và lắng đọng trên quần thể tâm linh Fansipan, khiến khung cảnh vốn đã tuyệt đẹp này càng trở nên huyền ảo, mơ màng như chốn bồng lai tiên cảnh.Sáng 27.1, cáp treo Sun World Fansipan Legend đã đưa những du khách đầu tiên lên đỉnh, để họ tận mắt chiêm ngưỡng khung cảnh ấn tượng này. Nhiều người không khỏi phấn khích, tranh thủ ghi lại những khoảnh khắc tuyệt vời bằng máy ảnh và điện thoại, hoặc tham gia ném bóng tuyết, nặn người tuyết.Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia dự báo những ngày tới miền Bắc sẽ chìm sâu trong không khí lạnh. Mưa tuyết tại Fansipan sẽ còn tiếp diễn. Nhiệt độ ở đỉnh núi sẽ duy trì ở mức -5 độ đến 0 độ, tạo điều kiện lý tưởng để du khách tiếp tục trải nghiệm tuyết rơi chỉ có tại miền núi phía Bắc Việt Nam.Đặc biệt, dù thời tiết trên đỉnh lạnh giá, không khí vui xuân dưới chân núi lại vô cùng ấm áp, trời hửng nắng. Chỉ còn vài ngày nữa, Fansipan sẽ tổ chức Hội xuân Mở Cổng Trời, với vô vàn hoạt động đặc sắc đậm đà bản sắc văn hóa Tây Bắc, như chợ phiên vùng cao với sự tham gia của 100 nghệ nhân bản địa, các lễ hội dân tộc thiểu số vào cuối tuần, cùng nghi lễ thượng cờ 3 lần mỗi ngày trong những ngày đầu năm mới. Với sự xuất hiện của tuyết rơi và hàng loạt hoạt động vui xuân sôi động, Fansipan chắc chắn sẽ là điểm đến tuyệt vời để du khách đón một cái Tết thật đặc biệt.
Ấn tượng với khả năng tăng tốc của Toyota Corolla Altis Hybrid
Chủ trì buổi họp về tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện dự án chống ngập 10.000 tỉ diễn ra mới đây, Phó chủ tịch UBND TP Bùi Xuân Cường đã chỉ đạo Sở Nội vụ khẩn trương rà soát, điều chỉnh nội dung (thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh dự án…) theo đúng đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu tư, tham mưu, đề xuất, dự thảo quyết định, trình UBND TP trước 3.3.Sở Kế hoạch và Đầu tư (Sở Tài chính) được giao khẩn trương chủ trì, phối hợp với sở, ngành và các đơn vị liên quan xem xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về lựa chọn đơn vị tư vấn thẩm tra hồ sơ điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án, hoàn thành trước 3.3. Đồng thời, phối hợp với Sở Nội vụ trình ban hành Quyết định kiện toàn nhân sự Tổ công tác dự án để làm cơ sở đàm phán, ký phụ lục hợp đồng BT và điều chỉnh phương thức thanh toán dự án; tham mưu, đề xuất UBND TP cùng thời điểm; khẩn trương thực hiện theo đúng kết luận chỉ đạo của nguyên Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi về đề xuất điều chỉnh thời gian thực hiện dự án, ký phụ lục hợp đồng BT và điều chỉnh phương thức thanh toán, trình trước 3.3.Phó chủ tịch Bùi Xuân Cường cũng giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị kiểm tra giá trị đã thực hiện của dự án; tham mưu, đề xuất và dự thảo văn bản của UBND TP gửi Kiểm toán Nhà nước về đề nghị thực hiện kiểm toán giá trị hoàn thành của dự án, trình trước 5.3.Về thanh toán quỹ đất, lãnh đạo thành phố giao Sở Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Phát triển quỹ đất tiếp tục đôn đốc các sở, ngành, đơn vị liên quan lập Quy hoạch chi tiết 1/500 các khu đất dự kiến thanh toán cho nhà đầu tư và thuê đơn vị thẩm định giá các khu đất này, báo cáo kết quả cho UBND TP tại buổi họp giao ban định kỳ.Liên quan tới nội dung này, UBND Q.Bình Thạnh được giao xem xét đề xuất của nhà đầu tư, khẩn trương thực hiện các thủ tục điều chỉnh chỉ tiêu Quy hoạch lô đất số 762 Bình Quới, P.27, Q.Bình Thạnh theo đúng quy định; UBND Q.7 cập nhật Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 tại lô đất ký hiệu C8A, P.Tân Phú, Q.7; UBND TP.Thủ Đức khẩn trương tổ chức thẩm định, phê duyệt Quy hoạch chi tiết 1/500 tại lô đất số 232 Đỗ Xuân Hợp, TP.Thủ Đức.Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất chủ trương đầu tư các khu đất, hoàn thành trong tháng 3. Ngoài ra, các sở GTCC, Tài nguyên và Môi trường cùng các đơn vị liên quan khẩn trương xem xét, đề xuất UBND TP về các nội dung đơn vị vận hành, định mức vận hành, bàn giao tài sản công trình... cũng trình trong tháng 3.Trước đó, nguyên Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cũng đã có "tối hậu thư" yêu cầu các sở, ngành, đơn vị liên quan nhanh chóng hoàn thành dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng. Đồng thời, thành lập Hội đồng thẩm định cấp cơ sở và lập kế hoạch lựa chọn đơn vị tư vấn thẩm định; tham mưu, đề xuất UBND TP trước ngày 10.2.Sở Kế hoạch và Đầu tư còn được giao trách nhiệm chủ trì đàm phán, ký kết phụ lục hợp đồng BT, đề xuất UBND TP theo đúng quy định; rà soát, đề xuất đơn vị quản lý nguồn tiền ngân sách để thanh toán cho dự án, phấn đấu hoàn thành dự án và đưa vào sử dụng trước ngày 31.12.Gần 9 năm vướng mắc, dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng đã "ngốn" rất nhiều văn bản khẩn, Nghị quyết đặc thù, "tối hậu thư", song, lời hứa về đích của công trình cấp bách này vẫn chưa được thực hiện dù đã đạt hơn 97% tiến độ thi công.